QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG BẦU

 17:33 - 24/10/2022        Lượt xem: 79

                                             KỸ THUẬT TRỒNG BẦU 

  * Đặc Tính Giống:

   Giống có khả năng kháng bệnh rất tốt (kháng tốt nhất là bệnh chết giây, nứt thân xì mủ và bệnh do Virus (Thun Đầu) sinh trưởng phát triển mạnh, phân nhánh khỏe, dễ đậu trái, thu rất rộ, trái chắc và đặc ruột, dài từ 25 – 30cm, xanh nhạt, bóng đẹp, vỏ dày, bảo quản được lâu, dễ vận chuyễn, thị trường rất ưa chuộng, giống rồng được quanh năm..

* Mật độ khoảng cách trồng:

            - Bò giàn: Hàng x hàng 6 – 7m. cây x cây 0,6 – 0,8m. Lượng giống: từ 4 – 5 gói/1.000m2.

            - Bò đất: Hàng x hàng 8 – 9m. cây x cây 0,6 – 0,8m. Lượng giống: từ 3 – 4 gói/1.000m2.

* Thu hoạch: trung bình 45 - 47 ngày sau khi gieo, thời gian thu hoạch rất bền, năng suất trung bình 10 – 15kg/cây.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỤ THỂ:

* Làm Đất:  Líp phải cao ráo thoát nước tốt, đất tơi xốp giúp bộ rễ phát triễn khỏe.

* Phân Bón cho 1.000m2:

       Tùy điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, thời tiết từng vùng Bà Con điều chỉnh về liều lượng và loại phân cho thích hợp, tuy nhiên để đạt năng suất cao đề nghị Bà Con tham khảo và áp dụng như sau:

Phân chuồng: 3 - 4m3. Vôi: 50-80kg. Urê: 20kg. Super lân: 30kg.   KCL (Clorua Kali) 20kg. NPK: 16-16-8: 20 - 20kg.  DAP: 10kg.

Cách sử dụng:            -Bón vôi trước khi trồng khoảng 7-10 ngày.

                                    -Bón lót toàn bộ phân chuồng và super lân, 10 kg KCL (Clorua Kali), 

     Sau khi trồng được 7 ngày pha loảng 1kg DAP cho 500 lít nước tưới đều.

Bón thúc:

=> Giai đoạn sinh trưởng: 2kg Urê + 2kg DAP ở các giai đoạn 15, 25 và 35 ngày sau khi trồng.

=> Giai đoạn nuôi trái:  1,5kg Urê + 6kg NPK + 3kg KCL  ở các giai đoạn 45,  55, 65 ngày sau khi trồng và các lần tiếp theo cách nhau 7 – 10 ngày bón 1 lần.

     Ngoài ra cần sử dụng thêm các loại phân khác như  phân hửu cơ, MgSO4(2kg) , Borax(1,5) để cây đạt năng suất tối đa và tăng sức đề kháng sâu bệnh.

* Phòng trừ sâu hại: Các loại sâu thường gặp như sâu xanh, sâu ăn tạp bà con nên xịt các thuốc như: Polytrin, Ammate, Lannate, Regent, prevathon …..

 Sau khi trồng khoảng 10 ngày thường xuyên thăm đồng để nhổ bỏ cây bị nhiễm bệnh nặng (cây bị virus), xịt các loại thuốc như: Secure, Oshin, Actatoc, Ortus, ... để trừ kip thời các loại rầy, nhện đỏ là tác nhân truyền bệnh virus.

Vào mùa nắng, rầy trắng sinh sản và gây hại rất cao, bà con nên xịt các loại thuốc như: Promax (hoạt chất Acephate Cty Behn Meyer) + Tosi (hoạt chất Acetamiprid Cty BMC) + chất bám dính.

*Phòng trừ bệnh hại:

            => Để phòng trừ bệnh tốt Bà Con lưu ý cần bón phân có chứa silic, cao để tăng khả năng kháng bệnh. Hạn chế tưới nước, xịt các chất kích thích trong trường hợp cây bị bệnh đang phun thuốc.

+ Bệnh héo rủ cây con:  Sử dụng Rovral, Monceren, Validacin ...

+ Bệnh nứt thân xì mủ:  Xịt: Validamycine, Aliette./ Bệnh Chết cây: Xịt Actinovate, Coc85

Nếu bị nặng bà con có thể cạo sạch vết bệnh và pha thuốc Aliette quét vào  ...

+ Bệnh Thán thư: Xịt: Antracol, Daconil./ Bệnh Đốm lá Xịt: Score, Tilt super (xịt ½ cây dưới đất lên không nên xịt qúa liều ),....

+ Bệnh đốm khuẩn:  Sử dụng Avalon, champion, benlat C, kasumin ....

Để được tư vấn cụ thể hơn bà con vui lòng gọi Điện thoại hoặc Zalo: 0987 395 169 – 0987 594 169

Để biết thêm về các sản phẩm khác của Hạt Giống Nông Nghiệp Việt mời bà con truy cập:

Website: http://hatgiongnongnghiepviet.comFace book: Hạt Giống Nông Nghiệp Việt

                                         You tube: HẠT GIỐNG NÔNG NGHIỆP VIỆT

                 CẢM ƠN QUÝ BÀ CON ĐÃ TIN DÙNG HẠT GIỐNG NÔNG NGHIỆP VIỆT

                               CHÚC BÀ CON LUÔN LUÔN TRÚNG MÙA TRÚNG GIÁ

Chat hỗ trợ
Chat ngay